NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
1.121 - Du Tử Lê
ĐỆ NHẤT THƠ TÌNH HIỆN ĐẠI
Nhà thơ Việt kiều Mỹ tên thật Lê Cự Phách sinh 1942 tại Hà Nam. Sống ở Mỹ (2012).
Di cư vào Nam năm 1954. Gia nhập quân lực VNCH, sĩ quan tâm lý chiến.
Bắt đầu làm thơ từ năm 1956. Được xem làm thơ tình hay (và nhiều) nhất trước 75 ở miền Nam, nhận Giải thưởng Văn học VNCH 1973. Có nhiều bài thơ được phổ nhạc gồm “Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau” (Phạm Duy), “Trên ngọn tình sầu” (Từ Công Phụng), “Khúc thụy du” (Anh Bằng)…
Trong biến cố tháng 4.1975, di tản qua Mỹ.
Trên đất khách tuy phải làm nghiều nghề tay trái để sống song vẫn không xa rời nghiệp viết lách, tiếp tục làm thơ và là nhà thơ Châu Á hiếm hoi có thơ in báo lớn như New York Times, Los Angeles Times, được đưa vào giảng dạy cấp đại học, được mời thỉnh giảng đại học (chương trình văn học VN). Ngoài ra còn bắt đầu viết nhiều ghi chép, ký sự đời thường, chân dung văn nghệ sĩ mình quen biết.
Đến nay đã in tổng cộng hơn 40 tác phẩm đủ thể loại.
Đã nhiều lần về nước, năm 2002 từng ra Hà Nội thăm quê Hà Nam. Đặc biệt năm 2005 về TPHCM ủy quyền cho một người bạn in tập “Thơ tình Du Tử Lê” gồm 80 bài sáng tác trong khoảng thời gian 1956-1975. Nhưng về Mỹ lại bị dư luận chống Cộng hải ngoại phê phán nên phải lên tiếng biện bạch đó là do người khác… tự ý xuất bản mình không cho phép!
Từng phát biểu có di nguyện khi mất xin được thủy táng hy vọng biển cả sẽ đưa thân xác trôi về quê nhà.
1.122 - Đoàn Sơn
“EM BÉ NAPALM 2”
Kỹ sư Việt kiều Thụy Sĩ sinh 1957 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Thừa Thiên – Huế (2012).
Sinh ra và lớn lên ở một làng quê bên phá Tam Giang (làng An Truyền), năm lên 4 tuổi cha trúng đạn không biết từ đâu chết tại chỗ.
Năm lên 11 tuổi trong chiến trận Mậu Thân 1968, một quả bom napalm từ máy bay Mỹ ném xuống rơi trúng nhà làm mẹ chết ngay, còn bản thân mình bị cháy toàn thân bốc lửa vừa dập lửa vừa khóc ré hoảng hốt chạy ra khỏi nhà. Sau đó được bà dì bỏ vào thúng gánh chạy lên bệnh viện Huế cách cả mấy chục cây số nhờ cứu chữa.
Tại đây được tổ chức từ thiện quốc tế Terre des Hommes nhận đưa qua Đức chữa trị với đầy đủ phương tiện, thuốc men hơn, rồi sau đó đưa tiếp qua Thụy Sĩ điều trị. Một thời gian dài mới phục hồi, các vết bỏng liền da chỉ còn các ngón tay co quắp không cử động bình thường được.
Xuất viện được một bà mẹ Thụy Sĩ nhận làm con nuôi. Từ người con nuôi bất hạnh đã nhen nhóm trong lòng gia đình Thụy Sĩ này mối tình cảm VN, bà mẹ luôn trích tiền tiết kiệm gửi tặng các bệnh nhân nghèo VN, còn người chị sau này làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ – VN.
Bản thân được cho ăn học đàng hoàng, vào đại học tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp ra đi làm, lấy vợ Thụy Sĩ sinh 2 con gái 1 con trai.
Trong suốt thời gian trên cố quên quá khứ đau buồn ở VN nhưng càng lớn càng không sao quên được: “Nhiều lúc mình không muốn nhớ đến quá khứ đau thương, hãi hùng nhưng nỗi nhớ nước nhớ nhà luôn thôi thúc mình quay về.”
Vì vậy đến năm 42 tuổI mới bắt đầu đi học lại tiếng Việt, học đến 4 năm mới xong do ở đây ít có lớp dạy tiếng Việt. Rồi năm 1989 lần đầu tiên quay về quê cũ, tìm lại căn nhà xưa tiêu điều vẫn còn đó, ở lì trong nhà “khóc liền 4 tuần lễ”. Gặp lại bà dì đã cứu đời mình ngày xưa, bà vẫn còn sống nhưng trong cảnh neo đơn khi bao người thân đều đã lần lượt ra đi trong chiến tranh.
Dù bịn rịn không muốn xa quê một lần nữa song cuối cùng vẫn phải qua lại Thụy Sĩ còn vướng bận công việc sau khi đã gửi gắm bà dì cho làng nước trông nom giùm. Ra đi lần này với quyết tâm làm việc dành dụm tiền bạc đến năm 50 tuổi sẽ trở về làng ở hẳn.
Thực hiện đúng lời hứa, năm 2007 xin nghỉ hưu non gom hết tài sản chia tay 3 con để cùng vợ hồi hương lo cho bà dì mỏi mòn chờ cháu bao năm.
Cả 2 vợ chồng chung tay sửa sang ngôi nhà tả tơi còn in hằn dấu vết bom đạn, dọn vườn trồng rau cải làm niềm vui. Cả người vợ Thụy Sĩ dần trở thành như một người phụ nữ VN đảm đang đi chợ nấu món ăn VN cho bà dì ăn tấm tắc khen ngon!
Con cái thỉnh thoảng qua thăm, cùng góp tiền cho cha mẹ làm từ thiện giúp đỡ người nghèo khó, bệnh tật, học sinh nghèo trong làng.
(“Em bé Napalm 1” là trường hợp bé gái Kim Phúc bị trúng bom napalm năm 1972 tại Tây Ninh được nhà nhiếp ảnh Nick Ut chụp ảnh đăng báo Mỹ đoạt giải Pulitzer 1973: Xem Kỳ 11).
1.123 - Nguyễn Đức Đạt
NGHỆ SĨ GUITAR KHIẾM THỊ TRÊN ĐẤT MỸ
Nghệ sĩ đàn guitar Việt kiều Mỹ sinh 1970 tại VN. Sống ở Mỹ (2012).
Sinh ra đã bị mù mắt bẩm sinh, cha là lính Mỹ ở VN đã bỏ 3 mẹ con (còn một em gái) về nước trước 1975.
Sau ngày Giải phóng không bao lâu thì mẹ mất, bản thân phải sống bụi đời lê la trên hè phố làm mọi việc cực nhọc để sống còn và nuôi em.
Trong những lần dắt em đi ăn xin đến các quán ăn bình dân mới làm quen với những giai điệu ngọt ngào của đàn guitar qua các đàn anh cũng khiếm thị đánh đàn xin tiền khách trong quán. Từ đó say mê xin theo học đàn.
Đến năm 10 tuổi dành dụm được ít tiền mua cây đàn cũ về tự học, tự tập luyện những khi rảnh rỗi. Càng ngày ngón đàn càng điêu luyện cộng với tâm tình u uất thân phận làm tiếng đàn rất có hồn.
Năm 1991 được đi Mỹ theo diện con lai.
Trân đất Mỹ được nhận vào học trung học, có điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện nghề đàn. Từ năm 1993 dự nhiều cuộc thi đàn guitar và liên tiếp thắng giải nên năm 1994 được vào học trường ĐH Fullerton ở California chuyên ngành guitar cổ điển flamengo.
Từ đó thành danh nổi tiếng, làm cây guitar chính trong ban nhạc Bayadera đi trình diễn khắp nơi. Được bầu chọn là một trong 15 nhân vật tiêu biểu cho nền văn hóa đa dạng của Quận Cam, California (trung tâm dân Việt kiều ở Mỹ) bước vào thế kỷ 21.
1.124 - Richard Nguyen
ĐẤU TRANH DÂN CHỦ BẤT BẠO ĐỘNG
Tiến sĩ toán Việt kiều Mỹ tên cũ Nguyễn Quốc Quân sinh 1953 tại Hà Nội. Sống ở Mỹ (2012).
Theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Trước 1975 làm giáo viên dạy toán ở Sài Gòn.
Năm 1981 vượt biên theo đường bộ qua Thái Lan rồi qua Mỹ. Học đại học tốt nghiệp tiến sĩ toán năm 1986. Làm việc cho một công ty công nghệ thông tin. Có vợ 2 con.
Song song đó còn tham gia hoạt động chính trị chống Cộng, năm 2002 gia nhập Đảng Việt Tân (Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng) đặt trụ sở tại California chủ trương đấu tranh đòi tự do dân chủ cho VN bằng phương pháp phi bạo lực.
Năm 2007 nhận nhiệm vụ xâm nhập VN bằng đường bộ qua biên giới Campuchia định hoạt động rải truyền đơn chống Cộng thì bị bắt tại TPHCM cùng hai đồng sự. Được nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế vận động can thiệp nên năm 2008 ra tòa lãnh án 6 tháng tù rồi trục xuất về Mỹ.
Đến tháng 4.2012 vẫn được cấp chiếu khán đáp máy bay về TPHCM thì lại bị bắt giữ ngay sân bay Tân Sơn Nhất vì tội âm mưu khủng bố xúi giục người dân biểu tình chống chế độ hiện hành nhân dịp lễ mừng Chiến thắng 30.4 giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tuy nhiên bà vợ ở Mỹ nói mục đích chuyến đi này của chồng mình chỉ là để thăm người em gái còn sống ở VN.
Có thông tin cho biết đương sự là con trai của nữ nghệ sĩ ngâm thơ Hồ Điệp nổi tiếng trong chương trình thơ Tao Đàn hàng tuần trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Năm 1987 bà cũng đã vượt biên theo đường bộ qua Campuchia nhưng rốt cuộc mất tích lúc 58 tuổi.
1.125 - Thanh Lãng
SỰ NGHIỆP VĂN HỌC SỬ CHƯA TRỌN
Linh mục Thiên Chúa Giáo, giáo sư đại học nghiên cứu văn học sử VN tên thật Đinh Xuân Nguyên sinh 1924 tại Thanh Hóa – Mất 1978 ở TPHCM (55 tuổi).
Tốt nghiệp tiến sĩ văn chương ở Thụy Sĩ về Sài Gòn dạy ĐH Văn khoa chuyên về văn học sử VN với ý hướng áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học văn học của phương Tây vào văn học sử VN, đặc biệt chú trọng việc phân chia các thời kỳ văn học trong lịch sử và sưu tầm tư liệu.
Theo ý hướng đó, đã tìm hiểu các tài liệu văn học sử do miền Bắc biên soạn (qua đường tiếp cận từ nước ngoài…) và có sử dụng một số để giảng dạy, viết sách. Đặc biệt bổ sung và nhấn mạnh phần văn học Quốc ngữ của giới Thiên Chúa giáo từ cuối thế kỷ 19.
Từ đó in bộ sơ thảo văn học sử mới của riêng mình tựa đề “Bảng lược đồ Văn học VN” 2 cuốn thực chất là các bài giảng ở đại học.
Còn tham gia hoạt động văn hóa làm chủ biên tạp chí Nghiên cứu Văn học, Tin sách. Nhận chức Chủ tịch Hội Văn bút VN, tham gia Hội đồng Văn hóa – Giáo dục VNCH thời Tổng thống Nguyễn văn Thiệu.
Sau 30.4.1975 đương nhiên không được tiếp tục dạy đại học nên cộng tác với Phân viện Khoa học Xã hội tại TPHCM, chuyển qua nghiên cứu chữ Quốc ngữ dựa vào nhiều tài liệu thu thập từ Pháp và Tòa thánh Vatican. Tham gia sinh hoạt trong Hội Trí thức yêu nước TPHCM (tập hợp số trí thức không Cộng sản còn ở lại), từng có quan điểm không tán đồng chủ trương của Vatican phong thánh cho 117 Thánh tử đạo VN. Vì vậy bị giới Thiên Chúa giáo chính thống phê phán thân Cộng “bênh vực chế độ”.
Năm 1997 “Bảng lược đồ Văn học VN” dày 1.800 trang được in lại.
1.126 - Thành Được
“TRỐN” Ở LẠI PHÁP
Nghệ sĩ cải lương Việt kiều tên thật Châu Văn Được sinh 1933 tại Sóc Trăng. Sống ở Mỹ (2012).
Trước 1975 là “kép đẹp” nổi tiếng trên sân khấu cải lương Đoàn Thanh Minh ở Sài Gòn chỉ xếp sau “đệ nhất danh ca” Ut Trà Ôn. Tuy giọng ca không ngọt bằng Ut Trà Ôn nhưng ngoại hình ăn ảnh hơn.
Từng lấy 2 nữ danh ca cải lương cũng vào hàng Số 1 thời đó Ut Bạch Lan và Thanh Nga.
Sau ngày Giải phóng, vẫn ở lại tiếp tục trình diễn sân khấu có mặt đóng chung với Thanh Nga trong vở cải lương nổi tiếng “Thái hậu Dương Vân Nga”.
Được Nhà nước tin cậy nên cho tham gia doàn nghệ sĩ qua Đức biểu diễn lấy uy tín cho chế độ Cộng sản hiện hành. Bất ngờ khi đi ngang qua Pháp được phe nhóm chống Cộng hải ngoại chiêu dụ liền bỏ trốn khỏi đoàn xin chính quyền Pháp cho ở lại “tị nạn”!
Sau đó qua Đức lập nhà hàng sinh sống. Một năm sau vợ được phép xuất cảnh qua Đức đoàn tụ với chồng. Đến 1995 chuyển qua Mỹ cũng làm chủ nhà hàng. Thỉnh thoảng đi hát sô cho đỡ nhớ nghề.
Năm 2006 lặng lẽ trở về VN mà công chúng không hề hay biết. Đi thăm mộ các đồng nghiệp cũ như nữ nghệ sĩ Như Ngọc, 2 tác giả cải lương Hà Triều – Hoa Phượng, còn ca vọng cổ hoài niệm trước mộ Ut Trà On. Tìm thăm bà thầy NSND Phùng Hà lúc đó còn sống mà mình “tưởng đến chết không gặp nữa rồi”!
Năm 2008 cả 2 vợ chồng cùng về làm đơn kiện… đòi nhà ở TPHCM!
1.127 - Thảo Trường
NHÀ VĂN CẢI TẠO LÂU NHẤT
Nhà văn Việt kiều Mỹ tên thật Trần Duy Hinh sinh 1936 tại Nam Định – Mất 2010 ở Mỹ (75 tuổi). Là giáo dân đạo Thiên Chúa nên di cư vào Nam 1954, để lại bà mẹ ở miền Bắc (bố đã mất).
Gia nhập quân lực VNCH làm sĩ quan pháo binh, sau chuyển qua ngành an ninh quân đội. Từng có mặt trong phái đoàn VNCH bay ra Hà Nội làm công tác trao trả tù binh năm 1973.
Trong thời gian này có tham gia hoạt động sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết từ khá sớm, cộng tác với nhóm Sáng Tạo. Có tác phẩm đầu tay “Thử lửa” in năm 1962.
Về sau viết truyện theo khuynh hướng ủng hộ hòa bình, hòa giải dân tộc gần gũi với các nhóm phản chiến Công giáo chủ trương 2 tờ tạp chí Trình Bày, Hành Trình. Nổi bật có truyện ngắn “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp” được dịch ra tiếng Pháp in chung trong một tuyển tập ở Pháp. Đến 1975 đã ra mắt hơn 5 tác phẩm.
Sau 30.4.75 mang lon thiếu tá an ninh quân đội là ngành “độc” (chuyên thẩm vấn, tra tấn tù binh Việt Cộng) nên phải đi cải tạo lâu dài đến 17 năm qua 18 nhà tù từ miền Nam ra miền Bắc. Vợ con trước đó đã kịp di tản qua Mỹ.
Năm 1992 được trả tự do, qua năm sau đi H.O qua Mỹ.
Trên xứ người bắt đầu viết trở lại: “Chế độ chính trị không bắt tôi im được mãi, họ chỉ cản trở tôi được một giai đoạn thôi.”
Tám tác phẩm mới thời kỳ này đượm chất suy tư về quá khứ chiến tranh: “Cuộc chiến tranh VN chỉ thực sự chấm dứt ngày 4.5.1992, ngày 4 tù cải tạo cuối cùng được thả” (4 tướng Lê Văn Thân, Đỗ Kế Giai, Trần Bá Di, Lê Minh Đảo). Và về kinh nghiệm sống trải qua các trại cải tạo: “Tất cả đau khổ, tàn nhẫn, xót xa mà anh em trong tù phải chịu, những cảnh trớ trêu mình gặp hay sự dốt nát tội nghiệp của cai tù… đều đòi hỏi mình để tâm phân tích…”
1.128 - Thế Nguyên
HỒI CHUÔNG TẮT LỬA
Nhà văn tên thật Trần Gia Thoại sinh năm 1942 tại Nam Định – Mất 1989 ở TPHCM (48 tuổi).
Theo gia đình đạo Thiên Chúa di cư vào Nam 1954, tốt nghiệp ngành công chánh ra làm công chức.
Song song đó bắt đầu viết truyện. Năm 1964 xuất bản cuốn truyện vừa (chỉ khoảng 100 trang) “Hồi chuông tắt lửa” gây ấn tượng mạnh về đề tài, khung cảnh, chất liệu suy tư, bút pháp cô đọng viết về những xung đột âm ỉ giữa những con người khác chính kiến trong lòng một xóm đạo chia rẽ vì quan điểm chính trị đối nghịch thời chống Pháp.
Cuối năm 1960 được Cộng sản móc nối. Từ đó năm 1967 nhờ gia sản của vợ đã đứng ra lập nhà xuất bản Trình Bày rồi bán nguyệt san Trình Bày năm 1970 tại Sài Gòn tập hợp giới trí thức văn nghệ sĩ đa số theo khuynh hướng Công giáo tiến bộ thiên tả. Từ in sách đến in bài trên báo thường xuyên đã biến nơi đây thành một diễn đàn chủ lực của phong trào phản chiến vận động hòa bình chống chế độ Thiệu - Kỳ.
Bản thân còn tìm mọi cách phát triển nhóm Trình Bày ra rộng rãi qua một số tờ báo khác do chính mình đóng vai trò chủ chốt như nhật báo Làm Dân, tạp chí Đất Nước, Nghiên cứu Văn học… Nhiều lần bị chính quyền VNCH o ép, tịch thu, đưa ra tòa…
Trở thành một nhà báo lăn lộn từng trải, quán xuyến, đa năng nên cũng không còn thì giờ quan tâm đến việc sáng tác nhiều nữa (còn in thêm vài tập truyện khác song không còn giữ được độ sâu sắc, sức nặng cảm xúc bằng “Hồi chuông tắt lửa”).
Sau ngày Giải phóng, là nhà văn “Ngụy” hiếm hoi được chế độ mới đưa vào Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHCM xem như đại diện cho giới nhà văn “tại chỗ” nhưng hầu như chẳng có quyền hành, tiếng nói gì đáng kể, ngoài việc được giao đi… sửa morasse cho tuần báo văn Nghệ TPHCM! Còn nhà xuất bản lẫn tạp chí Trình Bày thì đương nhiên đóng cửa vô điều kiện, vô thời hạn.
Thật ngẫu nhiên trùng hợp như một định mệnh, bấy giờ cuộc đời lâm vào cảnh thất vọng tràn trề khi lý tưởng từng ấp ủ đấu tranh nay phải đối diện với thực tế phũ phàng giống đúng như “Hồi chuông (đã) tắt lửa” – cũng là “Tắt lửa lòng”! -- tên tác phẩm đầu tay mà cũng là xuất sắc nổi tiếng nhất của mình!
Cuối cùng định mệnh còn ra tay giúp kết thúc sớm cuối một đời văn đời hoạt động văn hóa nửa đường đứt gánh cay đắng bằng một cái chết hết sức vô duyên: Ngồi buồn dùng dao cạy mụn cóc nơi bàn chân bị nhiễm độc phong đòn gánh chỉ qua một ngày không cứu sống kịp!
1.129 - Thế Phong
NHÀ VĂN MỘT MÌNH MỘT CHỢ 2 CHẾ ĐỘ
Nhà văn tên thật Đỗ Mạnh Tường sinh năm 1932 tại Yên Bái. Sống ở TPHCM (2012).
Di cư vào Nam 1954 đi lính không quân.
Bắt đầu viết văn từ năm 1952, sau đó viết đủ thể loại cả thơ lẫn tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học, lịch sử văn học, chân dung văn nghệ sĩ, bút ký, hồi ký… Viết rất nhiều rồi tự lập cơ quan xuất bản “tư” Đại Nam Văn Hiến chuyên in tác phẩm của mình dưới dạng ronéo thời trước.
Tự cho mình tách ra trong dòng văn học miền Nam thời đó như một nhà văn độc lập, nhà văn “nổi loạn” không theo bất cứ khuynh hướng, trào lưu hay phe nhóm nào (không tỏ rõ thân Cộng hay chống Cộng) mà ngược lại còn mạnh miệng phê phán tất cả. Khiến ai cũng “ngán” không muốn đụng vào, cho là nhà văn “côn đồ”!
Sau 1975, thời gian đầu thấy khó tiếp tục hoạt động văn chương theo kiểu cũ nên tạm gác bút ra đường làm nghề lao động kiếm sống từ bán lẻ bánh bông lan lề đường (vợ bán nón) đến làm lơ xe bus rồi được nhận vào làm công nhân công ty xe khách TPHCM.
Đến thời Đổi mới thoáng hơn mới xin nghỉ hưu non năm 1992 quay về lại với nghề viết bây giờ thay vì in ronéo phổ biến hạn chế như trước kia thì đã có Internet tha hồ đưa bài lên mạng. Vẫn viết nhiều, viết đủ thứ trong đó có cả mảng bài viết về những chuyến trở lại miền Bắc gặp lại thân hữu bạn bè văn chương cũ nhưng tránh đề cập vấn đề chính trị.
Một số tác phẩm đã được in lại ở Mỹ, Pháp.
1.130 - Thích Hằng Trường
PHƯƠNG PHÁP “TU TOÀN DIỆN”
Tu sĩ Phật giáo Việt kiều Mỹ sinh 1962 tại Huế. Sống ở Mỹ (2012).
Con trai út trong gia đình 11 anh chị em con bác sĩ Lê Khắc Quyến khoa trưởng đầu tiên của ĐH Y khoa Huế.
Năm 1967 sau khi cụ bác sĩ thân sinh mất chức do theo phong trào Phật Giáo miền Trung chống chế độ Thiệu – Kỳ, theo gia đình vào Sài Gòn học trường Petrus Ký.
Năm 1980 theo tàu vượt biên qua Mỹ.
Một năm sau chuẩn bị vào đại học ngành hóa thì được hòa thượng Tuyên Hóa khai sáng, giác ngộ lẽ đạo nên bỏ học xuất gia.
Chuyên tâm nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo Đại thừa, từ đó sáng tạo nên lý thuyết “tu toàn diện” bắt đầu từ năm 2002 ở California truyền bá rộng rãi trong quần chúng qua nhiều buổi thuyết giảng, pháp thoại tại chỗ hoặc trên đài truyền hình, phát thanh thu hút nhiều tín đồ hâm mộ.
Chủ trương “tu toàn diện” gần với quan điểm Phật giáo mang tính ứng dụng thực tiễn phổ biến, hiện đại hóa đi vào cuộc sống hiện thực gần gũi nhân sinh của thiền sư Nhất Hạnh, qua đó chú trọng dạy cho môn đồ cách kết hợp tu đạo cùng nghệ thuật sống chan hòa với mọi người trong xã hội: “Có thể hiểu “tu toàn diện” là một mặt đem tình thương trải tràn khắp chốn, mặt khác hãy xây dựng một phương thức sống mới…”.
Nhấn mạnh tu nhập thế nhắm mục đích phục vụ cộng đồng hiệu quả nhất là về mặt tinh thần chứ không phải xuất thế đi ở ẩn: “Trong cuộc sống hãy lấy tình thương mà giải quyết. Lấy lý thì có cãi cọ, chỉ lấy đạo ra mà làm, đừng nói gì hơn. Trong cuộc đời chúng ta sống được là nhờ có tình bạn, tình huynh đệ chia ngọt xẻ bùi từ đó mà phát khởi tình yêu dân tộc, đất nước. Đùng nhìn về quá khứ mà hãy nhìn vào hiện tại. Đừng để những tư tưởng xung khắc nhỏ biến thành những bức tường dày chia cách nhau…”
Song song phần lý thuyết còn hướng dẫn cách tu tập kết hợp với các phương pháp tập Thiền, yoga, khí công. Lập Hội Từ bi phụng sự để góp phần hỗ trợ công việc truyền đạo.
(Còn tiếp)
1.121 - Du Tử Lê
ĐỆ NHẤT THƠ TÌNH HIỆN ĐẠI
Nhà thơ Việt kiều Mỹ tên thật Lê Cự Phách sinh 1942 tại Hà Nam. Sống ở Mỹ (2012).
Di cư vào Nam năm 1954. Gia nhập quân lực VNCH, sĩ quan tâm lý chiến.
Bắt đầu làm thơ từ năm 1956. Được xem làm thơ tình hay (và nhiều) nhất trước 75 ở miền Nam, nhận Giải thưởng Văn học VNCH 1973. Có nhiều bài thơ được phổ nhạc gồm “Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau” (Phạm Duy), “Trên ngọn tình sầu” (Từ Công Phụng), “Khúc thụy du” (Anh Bằng)…
Trong biến cố tháng 4.1975, di tản qua Mỹ.
Trên đất khách tuy phải làm nghiều nghề tay trái để sống song vẫn không xa rời nghiệp viết lách, tiếp tục làm thơ và là nhà thơ Châu Á hiếm hoi có thơ in báo lớn như New York Times, Los Angeles Times, được đưa vào giảng dạy cấp đại học, được mời thỉnh giảng đại học (chương trình văn học VN). Ngoài ra còn bắt đầu viết nhiều ghi chép, ký sự đời thường, chân dung văn nghệ sĩ mình quen biết.
Đến nay đã in tổng cộng hơn 40 tác phẩm đủ thể loại.
Đã nhiều lần về nước, năm 2002 từng ra Hà Nội thăm quê Hà Nam. Đặc biệt năm 2005 về TPHCM ủy quyền cho một người bạn in tập “Thơ tình Du Tử Lê” gồm 80 bài sáng tác trong khoảng thời gian 1956-1975. Nhưng về Mỹ lại bị dư luận chống Cộng hải ngoại phê phán nên phải lên tiếng biện bạch đó là do người khác… tự ý xuất bản mình không cho phép!
Từng phát biểu có di nguyện khi mất xin được thủy táng hy vọng biển cả sẽ đưa thân xác trôi về quê nhà.
1.122 - Đoàn Sơn
“EM BÉ NAPALM 2”
Kỹ sư Việt kiều Thụy Sĩ sinh 1957 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Thừa Thiên – Huế (2012).
Sinh ra và lớn lên ở một làng quê bên phá Tam Giang (làng An Truyền), năm lên 4 tuổi cha trúng đạn không biết từ đâu chết tại chỗ.
Năm lên 11 tuổi trong chiến trận Mậu Thân 1968, một quả bom napalm từ máy bay Mỹ ném xuống rơi trúng nhà làm mẹ chết ngay, còn bản thân mình bị cháy toàn thân bốc lửa vừa dập lửa vừa khóc ré hoảng hốt chạy ra khỏi nhà. Sau đó được bà dì bỏ vào thúng gánh chạy lên bệnh viện Huế cách cả mấy chục cây số nhờ cứu chữa.
Tại đây được tổ chức từ thiện quốc tế Terre des Hommes nhận đưa qua Đức chữa trị với đầy đủ phương tiện, thuốc men hơn, rồi sau đó đưa tiếp qua Thụy Sĩ điều trị. Một thời gian dài mới phục hồi, các vết bỏng liền da chỉ còn các ngón tay co quắp không cử động bình thường được.
Xuất viện được một bà mẹ Thụy Sĩ nhận làm con nuôi. Từ người con nuôi bất hạnh đã nhen nhóm trong lòng gia đình Thụy Sĩ này mối tình cảm VN, bà mẹ luôn trích tiền tiết kiệm gửi tặng các bệnh nhân nghèo VN, còn người chị sau này làm Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ – VN.
Bản thân được cho ăn học đàng hoàng, vào đại học tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp ra đi làm, lấy vợ Thụy Sĩ sinh 2 con gái 1 con trai.
Trong suốt thời gian trên cố quên quá khứ đau buồn ở VN nhưng càng lớn càng không sao quên được: “Nhiều lúc mình không muốn nhớ đến quá khứ đau thương, hãi hùng nhưng nỗi nhớ nước nhớ nhà luôn thôi thúc mình quay về.”
Vì vậy đến năm 42 tuổI mới bắt đầu đi học lại tiếng Việt, học đến 4 năm mới xong do ở đây ít có lớp dạy tiếng Việt. Rồi năm 1989 lần đầu tiên quay về quê cũ, tìm lại căn nhà xưa tiêu điều vẫn còn đó, ở lì trong nhà “khóc liền 4 tuần lễ”. Gặp lại bà dì đã cứu đời mình ngày xưa, bà vẫn còn sống nhưng trong cảnh neo đơn khi bao người thân đều đã lần lượt ra đi trong chiến tranh.
Dù bịn rịn không muốn xa quê một lần nữa song cuối cùng vẫn phải qua lại Thụy Sĩ còn vướng bận công việc sau khi đã gửi gắm bà dì cho làng nước trông nom giùm. Ra đi lần này với quyết tâm làm việc dành dụm tiền bạc đến năm 50 tuổi sẽ trở về làng ở hẳn.
Thực hiện đúng lời hứa, năm 2007 xin nghỉ hưu non gom hết tài sản chia tay 3 con để cùng vợ hồi hương lo cho bà dì mỏi mòn chờ cháu bao năm.
Cả 2 vợ chồng chung tay sửa sang ngôi nhà tả tơi còn in hằn dấu vết bom đạn, dọn vườn trồng rau cải làm niềm vui. Cả người vợ Thụy Sĩ dần trở thành như một người phụ nữ VN đảm đang đi chợ nấu món ăn VN cho bà dì ăn tấm tắc khen ngon!
Con cái thỉnh thoảng qua thăm, cùng góp tiền cho cha mẹ làm từ thiện giúp đỡ người nghèo khó, bệnh tật, học sinh nghèo trong làng.
(“Em bé Napalm 1” là trường hợp bé gái Kim Phúc bị trúng bom napalm năm 1972 tại Tây Ninh được nhà nhiếp ảnh Nick Ut chụp ảnh đăng báo Mỹ đoạt giải Pulitzer 1973: Xem Kỳ 11).
1.123 - Nguyễn Đức Đạt
NGHỆ SĨ GUITAR KHIẾM THỊ TRÊN ĐẤT MỸ
Nghệ sĩ đàn guitar Việt kiều Mỹ sinh 1970 tại VN. Sống ở Mỹ (2012).
Sinh ra đã bị mù mắt bẩm sinh, cha là lính Mỹ ở VN đã bỏ 3 mẹ con (còn một em gái) về nước trước 1975.
Sau ngày Giải phóng không bao lâu thì mẹ mất, bản thân phải sống bụi đời lê la trên hè phố làm mọi việc cực nhọc để sống còn và nuôi em.
Trong những lần dắt em đi ăn xin đến các quán ăn bình dân mới làm quen với những giai điệu ngọt ngào của đàn guitar qua các đàn anh cũng khiếm thị đánh đàn xin tiền khách trong quán. Từ đó say mê xin theo học đàn.
Đến năm 10 tuổi dành dụm được ít tiền mua cây đàn cũ về tự học, tự tập luyện những khi rảnh rỗi. Càng ngày ngón đàn càng điêu luyện cộng với tâm tình u uất thân phận làm tiếng đàn rất có hồn.
Năm 1991 được đi Mỹ theo diện con lai.
Trân đất Mỹ được nhận vào học trung học, có điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện nghề đàn. Từ năm 1993 dự nhiều cuộc thi đàn guitar và liên tiếp thắng giải nên năm 1994 được vào học trường ĐH Fullerton ở California chuyên ngành guitar cổ điển flamengo.
Từ đó thành danh nổi tiếng, làm cây guitar chính trong ban nhạc Bayadera đi trình diễn khắp nơi. Được bầu chọn là một trong 15 nhân vật tiêu biểu cho nền văn hóa đa dạng của Quận Cam, California (trung tâm dân Việt kiều ở Mỹ) bước vào thế kỷ 21.
1.124 - Richard Nguyen
ĐẤU TRANH DÂN CHỦ BẤT BẠO ĐỘNG
Tiến sĩ toán Việt kiều Mỹ tên cũ Nguyễn Quốc Quân sinh 1953 tại Hà Nội. Sống ở Mỹ (2012).
Theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Trước 1975 làm giáo viên dạy toán ở Sài Gòn.
Năm 1981 vượt biên theo đường bộ qua Thái Lan rồi qua Mỹ. Học đại học tốt nghiệp tiến sĩ toán năm 1986. Làm việc cho một công ty công nghệ thông tin. Có vợ 2 con.
Song song đó còn tham gia hoạt động chính trị chống Cộng, năm 2002 gia nhập Đảng Việt Tân (Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng) đặt trụ sở tại California chủ trương đấu tranh đòi tự do dân chủ cho VN bằng phương pháp phi bạo lực.
Năm 2007 nhận nhiệm vụ xâm nhập VN bằng đường bộ qua biên giới Campuchia định hoạt động rải truyền đơn chống Cộng thì bị bắt tại TPHCM cùng hai đồng sự. Được nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế vận động can thiệp nên năm 2008 ra tòa lãnh án 6 tháng tù rồi trục xuất về Mỹ.
Đến tháng 4.2012 vẫn được cấp chiếu khán đáp máy bay về TPHCM thì lại bị bắt giữ ngay sân bay Tân Sơn Nhất vì tội âm mưu khủng bố xúi giục người dân biểu tình chống chế độ hiện hành nhân dịp lễ mừng Chiến thắng 30.4 giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tuy nhiên bà vợ ở Mỹ nói mục đích chuyến đi này của chồng mình chỉ là để thăm người em gái còn sống ở VN.
Có thông tin cho biết đương sự là con trai của nữ nghệ sĩ ngâm thơ Hồ Điệp nổi tiếng trong chương trình thơ Tao Đàn hàng tuần trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Năm 1987 bà cũng đã vượt biên theo đường bộ qua Campuchia nhưng rốt cuộc mất tích lúc 58 tuổi.
1.125 - Thanh Lãng
SỰ NGHIỆP VĂN HỌC SỬ CHƯA TRỌN
Linh mục Thiên Chúa Giáo, giáo sư đại học nghiên cứu văn học sử VN tên thật Đinh Xuân Nguyên sinh 1924 tại Thanh Hóa – Mất 1978 ở TPHCM (55 tuổi).
Tốt nghiệp tiến sĩ văn chương ở Thụy Sĩ về Sài Gòn dạy ĐH Văn khoa chuyên về văn học sử VN với ý hướng áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học văn học của phương Tây vào văn học sử VN, đặc biệt chú trọng việc phân chia các thời kỳ văn học trong lịch sử và sưu tầm tư liệu.
Theo ý hướng đó, đã tìm hiểu các tài liệu văn học sử do miền Bắc biên soạn (qua đường tiếp cận từ nước ngoài…) và có sử dụng một số để giảng dạy, viết sách. Đặc biệt bổ sung và nhấn mạnh phần văn học Quốc ngữ của giới Thiên Chúa giáo từ cuối thế kỷ 19.
Từ đó in bộ sơ thảo văn học sử mới của riêng mình tựa đề “Bảng lược đồ Văn học VN” 2 cuốn thực chất là các bài giảng ở đại học.
Còn tham gia hoạt động văn hóa làm chủ biên tạp chí Nghiên cứu Văn học, Tin sách. Nhận chức Chủ tịch Hội Văn bút VN, tham gia Hội đồng Văn hóa – Giáo dục VNCH thời Tổng thống Nguyễn văn Thiệu.
Sau 30.4.1975 đương nhiên không được tiếp tục dạy đại học nên cộng tác với Phân viện Khoa học Xã hội tại TPHCM, chuyển qua nghiên cứu chữ Quốc ngữ dựa vào nhiều tài liệu thu thập từ Pháp và Tòa thánh Vatican. Tham gia sinh hoạt trong Hội Trí thức yêu nước TPHCM (tập hợp số trí thức không Cộng sản còn ở lại), từng có quan điểm không tán đồng chủ trương của Vatican phong thánh cho 117 Thánh tử đạo VN. Vì vậy bị giới Thiên Chúa giáo chính thống phê phán thân Cộng “bênh vực chế độ”.
Năm 1997 “Bảng lược đồ Văn học VN” dày 1.800 trang được in lại.
1.126 - Thành Được
“TRỐN” Ở LẠI PHÁP
Nghệ sĩ cải lương Việt kiều tên thật Châu Văn Được sinh 1933 tại Sóc Trăng. Sống ở Mỹ (2012).
Trước 1975 là “kép đẹp” nổi tiếng trên sân khấu cải lương Đoàn Thanh Minh ở Sài Gòn chỉ xếp sau “đệ nhất danh ca” Ut Trà Ôn. Tuy giọng ca không ngọt bằng Ut Trà Ôn nhưng ngoại hình ăn ảnh hơn.
Từng lấy 2 nữ danh ca cải lương cũng vào hàng Số 1 thời đó Ut Bạch Lan và Thanh Nga.
Sau ngày Giải phóng, vẫn ở lại tiếp tục trình diễn sân khấu có mặt đóng chung với Thanh Nga trong vở cải lương nổi tiếng “Thái hậu Dương Vân Nga”.
Được Nhà nước tin cậy nên cho tham gia doàn nghệ sĩ qua Đức biểu diễn lấy uy tín cho chế độ Cộng sản hiện hành. Bất ngờ khi đi ngang qua Pháp được phe nhóm chống Cộng hải ngoại chiêu dụ liền bỏ trốn khỏi đoàn xin chính quyền Pháp cho ở lại “tị nạn”!
Sau đó qua Đức lập nhà hàng sinh sống. Một năm sau vợ được phép xuất cảnh qua Đức đoàn tụ với chồng. Đến 1995 chuyển qua Mỹ cũng làm chủ nhà hàng. Thỉnh thoảng đi hát sô cho đỡ nhớ nghề.
Năm 2006 lặng lẽ trở về VN mà công chúng không hề hay biết. Đi thăm mộ các đồng nghiệp cũ như nữ nghệ sĩ Như Ngọc, 2 tác giả cải lương Hà Triều – Hoa Phượng, còn ca vọng cổ hoài niệm trước mộ Ut Trà On. Tìm thăm bà thầy NSND Phùng Hà lúc đó còn sống mà mình “tưởng đến chết không gặp nữa rồi”!
Năm 2008 cả 2 vợ chồng cùng về làm đơn kiện… đòi nhà ở TPHCM!
1.127 - Thảo Trường
NHÀ VĂN CẢI TẠO LÂU NHẤT
Nhà văn Việt kiều Mỹ tên thật Trần Duy Hinh sinh 1936 tại Nam Định – Mất 2010 ở Mỹ (75 tuổi). Là giáo dân đạo Thiên Chúa nên di cư vào Nam 1954, để lại bà mẹ ở miền Bắc (bố đã mất).
Gia nhập quân lực VNCH làm sĩ quan pháo binh, sau chuyển qua ngành an ninh quân đội. Từng có mặt trong phái đoàn VNCH bay ra Hà Nội làm công tác trao trả tù binh năm 1973.
Trong thời gian này có tham gia hoạt động sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết từ khá sớm, cộng tác với nhóm Sáng Tạo. Có tác phẩm đầu tay “Thử lửa” in năm 1962.
Về sau viết truyện theo khuynh hướng ủng hộ hòa bình, hòa giải dân tộc gần gũi với các nhóm phản chiến Công giáo chủ trương 2 tờ tạp chí Trình Bày, Hành Trình. Nổi bật có truyện ngắn “Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp” được dịch ra tiếng Pháp in chung trong một tuyển tập ở Pháp. Đến 1975 đã ra mắt hơn 5 tác phẩm.
Sau 30.4.75 mang lon thiếu tá an ninh quân đội là ngành “độc” (chuyên thẩm vấn, tra tấn tù binh Việt Cộng) nên phải đi cải tạo lâu dài đến 17 năm qua 18 nhà tù từ miền Nam ra miền Bắc. Vợ con trước đó đã kịp di tản qua Mỹ.
Năm 1992 được trả tự do, qua năm sau đi H.O qua Mỹ.
Trên xứ người bắt đầu viết trở lại: “Chế độ chính trị không bắt tôi im được mãi, họ chỉ cản trở tôi được một giai đoạn thôi.”
Tám tác phẩm mới thời kỳ này đượm chất suy tư về quá khứ chiến tranh: “Cuộc chiến tranh VN chỉ thực sự chấm dứt ngày 4.5.1992, ngày 4 tù cải tạo cuối cùng được thả” (4 tướng Lê Văn Thân, Đỗ Kế Giai, Trần Bá Di, Lê Minh Đảo). Và về kinh nghiệm sống trải qua các trại cải tạo: “Tất cả đau khổ, tàn nhẫn, xót xa mà anh em trong tù phải chịu, những cảnh trớ trêu mình gặp hay sự dốt nát tội nghiệp của cai tù… đều đòi hỏi mình để tâm phân tích…”
1.128 - Thế Nguyên
HỒI CHUÔNG TẮT LỬA
Nhà văn tên thật Trần Gia Thoại sinh năm 1942 tại Nam Định – Mất 1989 ở TPHCM (48 tuổi).
Theo gia đình đạo Thiên Chúa di cư vào Nam 1954, tốt nghiệp ngành công chánh ra làm công chức.
Song song đó bắt đầu viết truyện. Năm 1964 xuất bản cuốn truyện vừa (chỉ khoảng 100 trang) “Hồi chuông tắt lửa” gây ấn tượng mạnh về đề tài, khung cảnh, chất liệu suy tư, bút pháp cô đọng viết về những xung đột âm ỉ giữa những con người khác chính kiến trong lòng một xóm đạo chia rẽ vì quan điểm chính trị đối nghịch thời chống Pháp.
Cuối năm 1960 được Cộng sản móc nối. Từ đó năm 1967 nhờ gia sản của vợ đã đứng ra lập nhà xuất bản Trình Bày rồi bán nguyệt san Trình Bày năm 1970 tại Sài Gòn tập hợp giới trí thức văn nghệ sĩ đa số theo khuynh hướng Công giáo tiến bộ thiên tả. Từ in sách đến in bài trên báo thường xuyên đã biến nơi đây thành một diễn đàn chủ lực của phong trào phản chiến vận động hòa bình chống chế độ Thiệu - Kỳ.
Bản thân còn tìm mọi cách phát triển nhóm Trình Bày ra rộng rãi qua một số tờ báo khác do chính mình đóng vai trò chủ chốt như nhật báo Làm Dân, tạp chí Đất Nước, Nghiên cứu Văn học… Nhiều lần bị chính quyền VNCH o ép, tịch thu, đưa ra tòa…
Trở thành một nhà báo lăn lộn từng trải, quán xuyến, đa năng nên cũng không còn thì giờ quan tâm đến việc sáng tác nhiều nữa (còn in thêm vài tập truyện khác song không còn giữ được độ sâu sắc, sức nặng cảm xúc bằng “Hồi chuông tắt lửa”).
Sau ngày Giải phóng, là nhà văn “Ngụy” hiếm hoi được chế độ mới đưa vào Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHCM xem như đại diện cho giới nhà văn “tại chỗ” nhưng hầu như chẳng có quyền hành, tiếng nói gì đáng kể, ngoài việc được giao đi… sửa morasse cho tuần báo văn Nghệ TPHCM! Còn nhà xuất bản lẫn tạp chí Trình Bày thì đương nhiên đóng cửa vô điều kiện, vô thời hạn.
Thật ngẫu nhiên trùng hợp như một định mệnh, bấy giờ cuộc đời lâm vào cảnh thất vọng tràn trề khi lý tưởng từng ấp ủ đấu tranh nay phải đối diện với thực tế phũ phàng giống đúng như “Hồi chuông (đã) tắt lửa” – cũng là “Tắt lửa lòng”! -- tên tác phẩm đầu tay mà cũng là xuất sắc nổi tiếng nhất của mình!
Cuối cùng định mệnh còn ra tay giúp kết thúc sớm cuối một đời văn đời hoạt động văn hóa nửa đường đứt gánh cay đắng bằng một cái chết hết sức vô duyên: Ngồi buồn dùng dao cạy mụn cóc nơi bàn chân bị nhiễm độc phong đòn gánh chỉ qua một ngày không cứu sống kịp!
1.129 - Thế Phong
NHÀ VĂN MỘT MÌNH MỘT CHỢ 2 CHẾ ĐỘ
Nhà văn tên thật Đỗ Mạnh Tường sinh năm 1932 tại Yên Bái. Sống ở TPHCM (2012).
Di cư vào Nam 1954 đi lính không quân.
Bắt đầu viết văn từ năm 1952, sau đó viết đủ thể loại cả thơ lẫn tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học, lịch sử văn học, chân dung văn nghệ sĩ, bút ký, hồi ký… Viết rất nhiều rồi tự lập cơ quan xuất bản “tư” Đại Nam Văn Hiến chuyên in tác phẩm của mình dưới dạng ronéo thời trước.
Tự cho mình tách ra trong dòng văn học miền Nam thời đó như một nhà văn độc lập, nhà văn “nổi loạn” không theo bất cứ khuynh hướng, trào lưu hay phe nhóm nào (không tỏ rõ thân Cộng hay chống Cộng) mà ngược lại còn mạnh miệng phê phán tất cả. Khiến ai cũng “ngán” không muốn đụng vào, cho là nhà văn “côn đồ”!
Sau 1975, thời gian đầu thấy khó tiếp tục hoạt động văn chương theo kiểu cũ nên tạm gác bút ra đường làm nghề lao động kiếm sống từ bán lẻ bánh bông lan lề đường (vợ bán nón) đến làm lơ xe bus rồi được nhận vào làm công nhân công ty xe khách TPHCM.
Đến thời Đổi mới thoáng hơn mới xin nghỉ hưu non năm 1992 quay về lại với nghề viết bây giờ thay vì in ronéo phổ biến hạn chế như trước kia thì đã có Internet tha hồ đưa bài lên mạng. Vẫn viết nhiều, viết đủ thứ trong đó có cả mảng bài viết về những chuyến trở lại miền Bắc gặp lại thân hữu bạn bè văn chương cũ nhưng tránh đề cập vấn đề chính trị.
Một số tác phẩm đã được in lại ở Mỹ, Pháp.
1.130 - Thích Hằng Trường
PHƯƠNG PHÁP “TU TOÀN DIỆN”
Tu sĩ Phật giáo Việt kiều Mỹ sinh 1962 tại Huế. Sống ở Mỹ (2012).
Con trai út trong gia đình 11 anh chị em con bác sĩ Lê Khắc Quyến khoa trưởng đầu tiên của ĐH Y khoa Huế.
Năm 1967 sau khi cụ bác sĩ thân sinh mất chức do theo phong trào Phật Giáo miền Trung chống chế độ Thiệu – Kỳ, theo gia đình vào Sài Gòn học trường Petrus Ký.
Năm 1980 theo tàu vượt biên qua Mỹ.
Một năm sau chuẩn bị vào đại học ngành hóa thì được hòa thượng Tuyên Hóa khai sáng, giác ngộ lẽ đạo nên bỏ học xuất gia.
Chuyên tâm nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo Đại thừa, từ đó sáng tạo nên lý thuyết “tu toàn diện” bắt đầu từ năm 2002 ở California truyền bá rộng rãi trong quần chúng qua nhiều buổi thuyết giảng, pháp thoại tại chỗ hoặc trên đài truyền hình, phát thanh thu hút nhiều tín đồ hâm mộ.
Chủ trương “tu toàn diện” gần với quan điểm Phật giáo mang tính ứng dụng thực tiễn phổ biến, hiện đại hóa đi vào cuộc sống hiện thực gần gũi nhân sinh của thiền sư Nhất Hạnh, qua đó chú trọng dạy cho môn đồ cách kết hợp tu đạo cùng nghệ thuật sống chan hòa với mọi người trong xã hội: “Có thể hiểu “tu toàn diện” là một mặt đem tình thương trải tràn khắp chốn, mặt khác hãy xây dựng một phương thức sống mới…”.
Nhấn mạnh tu nhập thế nhắm mục đích phục vụ cộng đồng hiệu quả nhất là về mặt tinh thần chứ không phải xuất thế đi ở ẩn: “Trong cuộc sống hãy lấy tình thương mà giải quyết. Lấy lý thì có cãi cọ, chỉ lấy đạo ra mà làm, đừng nói gì hơn. Trong cuộc đời chúng ta sống được là nhờ có tình bạn, tình huynh đệ chia ngọt xẻ bùi từ đó mà phát khởi tình yêu dân tộc, đất nước. Đùng nhìn về quá khứ mà hãy nhìn vào hiện tại. Đừng để những tư tưởng xung khắc nhỏ biến thành những bức tường dày chia cách nhau…”
Song song phần lý thuyết còn hướng dẫn cách tu tập kết hợp với các phương pháp tập Thiền, yoga, khí công. Lập Hội Từ bi phụng sự để góp phần hỗ trợ công việc truyền đạo.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét