NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
1041 - Nguyễn Văn Xuân
NHÀ QUẢNG NAM HỌC MUỘN MÀNG
Nhà văn sinh 1912 tại Quảng Nam – Mất 2007 ở Đà Nẵng (86 tuổi).
Bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 17 tuổi. Tham gia kháng chiến chống Pháp tại quê nhà, từng làm tỉnh ủy viên phụ trách kịch nghệ.
Nhưng 1954 ở lại miền Nam nên năm 1955 bị chính quyền Ngô Đình Diệm nghi là phần tử thân Cộng bắt giam một thời gian ở nhà lao Thừa Phủ tại Huế.
Tuy nhiên điều tra kỹ thấy không phải “Việt Cộng nằm vùng” nên một thời gian sau thả ra. Dù vậy, sau khi được tự do vẫn còn nuôi ý hướng “chiến đấu” trên mặt trận văn hóa dân tộc “không Cộng sản” nên về Huế (từng học trung học ở đây) ra tạp chí “Văn Nghệ Mới” được 2 số thì bị đóng cửa ngay! Vì văn nghệ miền Nam thời này không chỉ “không Cộng sản” mà phải là văn nghệ Cần lao – Nhân vị (chủ thuyết của nhà Ngô) chống Cộng.
Thôi đành rút về quê Đà Nẵng an phận đi dạy học làm kế sinh nhai. Nhưng song song đó vẫn giữ chí hướng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa dân tộc và giáo dục ở miền Nam, từng nhận chức hội trưởng Hội Khuyến học được chính quyền Sài Gòn chấp nhận.
Bên cạnh đó đều đặn viết truyện ngắn, bài khảo cứu đăng báo phần lớn cho bán nguyệt san Bách Khoa. Từ đó hình thành 2 tác phẩm lớn của mình chủ yếu về khảo cứu gồm “”Khi những lưu dân trở lại” in 1967, “Phong trào Duy tân” 1969 (ngoài mảng sáng tác gồm tiểu thuyết “Bão rừng” 1957 và 2 tập truyện ngắn “Dịch cát” 1966, “Hương máu” 1969).
Hoàn toàn sống tự lực cánh sinh bằng lương dạy học trường tư và nhuận bút báo trong khi bản thân phải gồng gánh nuôi vợ và 2 con đều mắc bệnh trầm kha. Cho nên cảnh sống rất nghèo túng, nhà cửa xập xệ trong ngỏ hẻm tít mù.
Sau 1975 tuy từng có quá trình tham gia cách mạng từ rất sớm thời đánh Pháp song lại có vẻ không mấy tha thiết với cộng sản mà ở lại miền Nam ít nhiều chấp nhận chế độ Sài Gòn nên không được chế độ mới ưu ái. Cũng do thành kiến đó mà đã bị rớt tên khỏi bộ “Từ điển Văn học” 2 tập khá đồ sộ do Nhà nước chỉ đạo soạn thảo xuất bản năm 1984.
Không được cho đi dạy tiếp mà cũng không được viết báo (nào có mấy báo để viết) khiến gia cảnh đã nghèo sẵn còn nghèo hơn, nhất là khi bệnh của vợ và 2 con chuyển qua dạng tâm thần phân liệt!
Nhưng bạn bè ở nước ngoài đề nghị gửi tiền giúp đỡ thì từ chối với cái khí khái của nhà nho “an bần lạc đạo”, ngoài mặt vẫn thích hài hước cười mình giễu đời như một cách vượt lên thế sự tầm thường, vượt lên nỗi đau đời riêng.
Đến thời Đổi mới cởi mở hơn sau 1986 mới có điều kiện viết báo trở lại kiếm sống đỡ đần gia đình được đôi chút. Phần lớn viết khảo cứu chú trọng phát triển mảng đề tài xứ Quảng quê ta mà mình rất rành (chủ đề đã khai thác trong 2 tập sách biên khảo cũng như trong 2 tập truyện ngắn trước 1975) vừa phù hợp với yêu cầu chính trị của địa phương khỏi bị “săm soi”!
Năm 2001 Đà Nẵng cho in “Tuyển tập Nguyễn Văn Xuân” hơn 1.000 trang biếu cho 20 cuốn đề nghị tự đem… đi bán bù tiền nhuận bút!
Năm 2003 cho ra mắt tiểu thuyết lịch sử “”Kỳ nữ họ Tống” mà mình tâm đắc ấp ủ bấy lâu, truyện kể về một nữ nhân vật lịch sử vào hàng “đàn bà dễ có mấy tay” một thời khuynh loát các Chúa Nguyễn. Tác phẩm sau đó được tặng giải thưởng của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật VN.
Đó là tác phẩm in đầu tiên của ông dưới chế độ mới cũng là tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp mình. Vì sau đó bắt đầu lâm bệnh, bệnh già lại thêm gánh nặng cơm áo đối với một người “80 tuổi mà vẫn là lao động chính trong gia đình”. Cả nhà từ đó càng lâm vào cảnh túng thiếu cơ hàn chỉ trông cậy vào học trò cũ giúp đỡ được chút nào hay chút đó.
Đã vậy, tai ương không chừa khiến còn bị tai nạn cuối đời phải ngồi xe lăn.
Đến khi mất lúc đó mới được tung hô là “nhà Quảng Nam học” Số1!
1042 & 1043 - Nhã Ca – Trần Dạ Từ
“NHỮNG TÊN BIỆT KÍCH CẦM BÚT”
Vợ nhà thơ, nhà văn Việt kiều Mỹ tên thật Trần Thị Thu Vân sinh 1939 tại Huế, sống ở Mỹ (2012) – Chồng nhà thơ tên thật Lê Hạ Vĩnh sinh 1940 tại Hải Dương, sống ở Mỹ (2012).
Vợ học sinh Đồng Khánh từ Huế vào Sài Gòn theo đuổi nghiệp văn, ban đầu làm thơ sau chuyển qua làm báo và viết tiểu thuyết tình yêu thời chiến tranh điển hình “Đêm nghe tiếng đại bác”. Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết “Giải khăn sô cho Huế” tố cáo cộng sản giết thường dân trong biến cố Mậu Thân 1968 ở Huế mà mình là chứng nhân sống sót.
Sau ngày giải phóng, đầu năm 1976 cùng chồng bị bắt vì có dính líu đến âm mưu đặt chất nổ chống chính quyền cộng sản trong “Vụ án hồ con rùa”. Là nhà văn nữ duy nhất nằm trong danh sách đen 10 “tên biệt kích cầm bút” chống chế độ mới (gồm chồng Trần Dạ Từ, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Hải Thủy, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Phan Nhật Nam).
Tuy nhiên bản thân chỉ ở tù một năm rồi cho về nuôi con vì chồng phải lãnh án đến 12 năm tù.
Năm 1989 một năm sau khi chồng mãn hạn tù được đích thân Thủ tướng Thụy Điển và Hội Văn bút Quốc tế vận động can thiệp chính quyền cộng sản cho 2 vợ chồng qua Thụy Điển rồi chuyển qua Mỹ định cư năm 1992.
Trên đất Mỹ, trở lại hoạt động báo chí, 2 vợ chồng lập hệ thống Việt báo ở California. Viết “Hồi ký một người mất ngày tháng” và bộ truyện “Đường tự do” 4 tập dày 640 trang in 2006 kể lại 14 năm sống với cộng sản. Sinh 5 con toàn gái “ngũ long công chúa”.
Còn chồng chỉ làm thơ tình đượm chất triết lý, trước 1975 đã in “Tặng vật tỏ tình”, “Tỏ tình trong đêm”. Sau khi ra tù qua Mỹ làm trường ca” Hòn đá làm ra lửa” dài 4.000 câu ghi dấu ấn ở tù cộng sản được dịch ra tiếng Anh.
1044 - Nick Ut
PHÓNG VIÊN ẢNH QUỐC TẾ NỔI TIẾNG NHẤT
Phóng viên ảnh Việt kiều Mỹ tên thật Huỳnh Công Ut sinh 1948 tại Long An. Sống ở Mỹ (2012).
Trước 1975 mới 17 tuổi đã làm phóng viên ảnh cho Hãng Thông tấn Mỹ AP ở Sài Gòn chuyên chụp ảnh thời sự chiến tranh VN, bị 3 vết thương trúng đạn.
Nhưng cũng nhờ đó sớm nổi tiếng với bức ảnh “Em bé napalm” chụp năm 1972 tại Tây Ninh và đoạt giải báo chí quốc tế Pulitzer năm 1973.
Đến 30.4 di tản qua Mỹ tiếp tục làm cho AP nhưng bây giờ được phân công qua chụp ảnh đề tài thời thượng ăn khách là các ngôi sao điện ảnh Hollywood hoặc các sự kiện nổi cộm trong dư luận như các phiên tòa vụ án scandal, cháy rừng, các trận đấu thể thao…
Đã nhiều lần quay về VN tham gia các khóa giảng dạy, tập huấn chụp ảnh cho thế hệ tay máy trẻ.
Dự định sau khi về hưu mới soạn lại đầy đủ kho tư liệu rất nhiều ảnh chiến tranh VN mình đã chụp mà chưa có thì giờ kiểm kê hết. Và được tự do đi săn ảnh: “Tôi muốn giành một giải Pulitzer nữa từ nay đến cuối đời”.
1045 - Ông Lâm
SÁM HỐI TRONG TRUNG TÂM XÃ HỘI
Cán bộ về hưu không rõ họ sinh 1932 tại Huế. Sống ở TPHCM (2006).
Vào Sài Gòn tham gia kháng chiến chống Pháp rồi đi tập kết ra Bắc 1954. Lấy vợ Bắc sinh được 6 con.
Sau khi Sài Gòn giải phóng, là bộ đội được cử vào làm cán bộ cao cấp phụ trách tiếp quản. Sau đó chuyển về làm trong ban lãnh đạo một công ty hưởng lương cao, được phân phối nhà mặt tiền. Con cái lớn lên đều thành đạt làm cán bộ, sĩ quan, giảng viên đại học.
Con đường hoạn lộ thành đạt thăng tiến đó đồng thời cũng bày ra cạm bẫy chôn vùi cuộc đời mình khi bắt đầu suy thoái đạo đức lao vào thú vui dễ dãi rượu chè và gái đẹp. Hậu quả đưa tới nghiện rượu, ly dị vợ, bị con cái xa lánh từ bỏ. Cuối cùng túng quẫn tới mức phải bán căn nhà mặt tiền đi mua căn hộ chung cư sống đỡ, lấy tiền trả nợ.
Đó cũng là lúc về hưu, không tiền bạc gia sản lâm vào cảnh túng thiếu khiến năm 1996 lại phải bán nốt căn hộ chung cư chấp nhận con cái đưa mình vào ở trong một trung tâm xã hội tại TPHCM (con cái giận cha đã bỏ mẹ mình chết trong cô đơn, bệnh tật nên không chịu cho ở chung!). Lâu lâu con cái mới đi thăm chiếu lệ.
Bấy giờ mới thấy hối lỗi, ăn năn thì đã muộn. Đành chấp nhận cuối đời sống trong buồn tủi cô độc, không dám đòi hỏi gì, cả Tết đến cũng không dám về nhà ăn tết với con cái: “Để tụi nó lo làm ăn nuôi con, còn mình thì chết cũng ổn rồi”.
1046 - Paul Diệp
“ĐẠI SỨ” GỐM SỨ
Doanh nhân Việt kiều Mỹ sinh 1956 tại Đà Nẵng. Sống ở Mỹ (2005).
Vượt biên qua Mỹ bắt đầu kiếm sống bằng những nghề thấp kém nhất như chùi nhà cầu, lau sàn nhà để tiết kiệm từng đồng phấn đấu học xong trung học rồi lên đại học. Tốt nghiệp ra mở cửa hàng bán cây cảnh trang trí ở Seattle.
Năm 1994 về thăm quê hương mới phát hiện ra mặt hàng gốm sứ cũng có thể dùng làm trang trí nhà cửa, từ đó nảy sinh một niềm đam mê gốm sứ VN và muốn làm một cái gì đó để bảo tốn nó như một di sản văn hóa VN.
Bằng cách mở đường phát triển giao lưu gốm sứ vuợt biên giới Mỹ – VN qua việc vừa mua hàng đem qua Mỹ kinh doanh vừa giúp nhiều nghệ nhân VN qua Mỹ học hỏi thêm kỹ thuật trang trí, nghệ thuật tiếp thị rồi về nước cải tiến sản phẩm đẹp và phù hợp thị trường hơn.
Còn tham gia làm từ thiện, dự định mở trường học ở quê nhà Đà Nẵng…
1047 - Phạm Bá Diện
BIẾN KỶ VẬT CHIẾN TRANH THÀNH NHẠC CỤ DÂN TỘC
Bộ đội về hưu sinh 1920 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Huế (2009).
Bộ đội tập kết ra Bắc 1954, trong chiến tranh chống Mỹ tham gia chiến đấu trên mặt trận Quảng Bình.
Năm 1979 về hưu hàm thiếu tá bộ đội, trở lại sinh sống ở nơi chôn nhau cắt rốn, làng Phò Trạch thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Vốn sinh trưởng trong gia đình có học, có nghề cổ nhạc lại biết chữ Hán nên bây giờ rảnh rỗi mới quay về với niềm đam mê âm nhạc dân tộc từ thời thơ ấu. Thế là bắt đầu đi sưu tầm những làn điệu dân ca cổ – và cả nghệ thuật biểu diễn kèm theo - sắp thất truyền, ghi chép lại, chuyển dịch từ chữ Hán qua chữ quốc ngữ.
Sau đó vận động lập đội văn nghệ không chuyên, hướng dẫn tập luyện bài bản, phục dựng những bài ca điệu múa của tiền nhân để lại trên xứ thần kinh trung tâm văn hóa triều Nguyễn.
Đặc biệt thiếu các nhạc cụ cần thiết thì tận dụng một số kỷ vật chiến tranh mình còn lưu giữ – đa số là chiến lợi phẩm giành được từ các máy bay Mỹ bị bắn rơi – để chế biến thành các loại đàn, kèn trống. Như một chiếc trống được chế tác từ xác máy bay và áo giáp của phi công Mỹ.
Từ đó đưa đội văn nghệ tự biên tự diễn của mình đi trình diễn ca nhạc truyền thống qua các làng bạn. Được mọi người hết sức hoan nghênh, cổ vũ mời đi dự các liên hoan hoặc lễ hội trong tỉnh và trong khu vực, cả Festival Huế nữa.
Đến gần 90 tuổi vẫn còn hăng say theo đuổi nghiệp ca cổ gìn giữ vốn quý của dân tộc: “Để thất truyền uổng lắm. Cha mẹ cho tôi ăn học là để sử dụng kiến thức của mình một cách hữu ích. Phục vụ quê hương đất nước là làm việc này đây.”
1048 - Phạm Đức Giầu
BÁC SĨ CHẾT OAN
Bác sĩ sinh 1951 tại Thái Bình – Mất 2011 ở Thái Bình (60 tuổi).
Từng là bộ đội chiến đấu ở miền Nam.
Sau 1975 xuất ngũ, ở lại miền Nam thi đỗ vào học ĐH Y Dược TPHCM khoa răng hàm mặt.
Tốt nghiệp trở về quê nhà làm bác sĩ ở Bệnh viện Đa Khoa huyện Vũ Thư. Lấy vợ sinh được 2 con gái và còn nuôi mẹ già 80 tuổi.
Tuy chuyên ngành răng hàm mặt song do bệnh viện còn thiếu nhân sự nên bản thân kiêm đủ các khoa, thậm chí còn làm luôn cả công việc của điều dưỡng, hộ lý. Tính tiền hiền lành chân chất, sẵn sàng khám riêng cho bà con hoặc không lấy tiền hoặc… cho nợ (đợi khi nông dân thu hoạch vụ mùa mới có tiền trả). Chẳng những thế, sau giờ làm về nhà còn xắn tay xắn quần lội xuống ruộng cũng làm đất, nhổ cỏ, gieo mạ, cấy lúa như là nông dân chính gốc! Nên được phong là “bác sĩ của nông dân”.
Tháng 8. 2011 chỉ còn vài tháng về hưu thì trong một buổi tối trực bệnh viện giùm cho đồng nghiệp, sau khi không cứu sống nổi một bệnh nhân nam 20 tuổi bị sốc nặng đã bất thần bị em trai bệnh nhân nổi cuồng xông vào cầm dao đâm một nhát chí mạng khiến gần như chết bất đắc kỳ tử một giờ sau!
Di ảnh đặt trên đầu quan tài vẫn là ảnh một bộ đội gầy gò mang bộ quân phục sờn rách cũ kỹ!
1049 - Phạm Chí Thiện
BẢO TÀNG KỶ VẬT CHIẾN TRANH TƯ NHÂN
Nông dân sinh tại Hải Dương. Sống ở Hải Dương (2007).
Cựu chiến binh trở về quê nhà sau chiến tranh làm lụng kiếm sống như bao nhiêu đồng đội khác.
Nhưng ký ức về những năm tháng chiến tranh vẫn không phai nhòa nên lập tâm đi tìm kiếm, sưu tầm các vật lưu niệm thời chiến tranh đem về nhà lập nên một kiểu bảo tàng nho nhỏ cho riêng mình.
Một mình cặm cụi làm chuyện đó suốt hơn 30 năm, đi khắp các tỉnh từ Bắc vào miền Trung, miền Nam tìm kiếm, thu thập kể cả xin lại người khác vô số kỷ vật chiến tranh đó khiến có người lầm tưởng mình làm nghề buôn… đồng nát!
Từ đó có cả một gia tài lưu dấu chiến tranh một thời với đủ loại kỷ vật từ chiếc thắt lưng quân phục lính Mỹ, viên đạn, vỏ đạn, hộp đạn, máy phát điện nhỏ, hộp đồ nghề sửa súng pháo, áo trấn thủ, đài Trung Quốc, vải dù, mền dù, bi đông nước, chiếc lượt chải tóc ủa nữ bộ đội làm bằng mảnh bom Mỹ đến chiếc la bàn của anh hùng Nguyễn Viết Xuân, chiếc bút máy Pilot của tướng tình báo quá cố Vũ Ngọc Nhạ…
Mỗi vật như vậy đều được lập “tiểu sử” ghi kèm chi tiết của ai, sử dụng lúc nào, trên chiến trường nào. Đến nay đã được hơn 800 món qua đó vẽ lên một phần chân dung một cuộc chiến không nên nhớ đến nữa song cũng không được phép lãng quên!
1050 - Phạm Đức Tuyên
TỰ VIẾT ĐIẾU VĂN CHO MÌNH
Cựu chiến binh về hưu sinh tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2008).
Từng trải qua cả 2 cuộc chiến chống Pháp chống Mỹ, về hưu hàm thiếu tá sống ở TP Vinh quê nhà vẫn chưa chịu an phận nghỉ ngơi mà lại lao vào trận chiến chống cán bộ tiêu cực ở địa phương.
Với sự hỗ trợ của một đồng đội cũng về hưu, bắt đầu thu thập hồ sư, tài liệu tố cáo một số quan chức chiếm đất công trái phép – gần 20.000m2 - từ năm 1995 – 2001. Nhưng vụ án bị “ém” suốt 5 năm không giải quyết nên quay qua nhờ báo chí tiếp tay, từ đó năm 2001 vụ việc mới bị thanh tra xử án.
Tiếp đến là một vụ “ăn đất” khác của cán bộ có chức có quyền hơn 12.000m2 sau nhiều năm gian nan đấu tranh đến năm 2008 mới được tỉnh xử lý đưa các kẻ sâu dân mọt nước ra tòa.
Trong hành trình chống tham nhũng đó, không ít lần bị theo dõi gây sự khiến phải cất giấu tài liệu (hơn 10kg giấy tờ) trong tủ bí mật đi đâu cũng mang theo chìa khóa tủ cứ như thời hoạt động chống Pháp! Còn bị cả đồng chí mình trù giập suýt bị khai trừ Đảng.
Thậm chí bị đe dọa tính mạng khiến có lần nửa đêm thức dậy nổi máu “ông đồ Nghệ” tự chấp bút viết điếu văn cho mình chấp nhận hy sinh không hối tiếc!
(Còn tiếp)
1041 - Nguyễn Văn Xuân
NHÀ QUẢNG NAM HỌC MUỘN MÀNG
Nhà văn sinh 1912 tại Quảng Nam – Mất 2007 ở Đà Nẵng (86 tuổi).
Bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 17 tuổi. Tham gia kháng chiến chống Pháp tại quê nhà, từng làm tỉnh ủy viên phụ trách kịch nghệ.
Nhưng 1954 ở lại miền Nam nên năm 1955 bị chính quyền Ngô Đình Diệm nghi là phần tử thân Cộng bắt giam một thời gian ở nhà lao Thừa Phủ tại Huế.
Tuy nhiên điều tra kỹ thấy không phải “Việt Cộng nằm vùng” nên một thời gian sau thả ra. Dù vậy, sau khi được tự do vẫn còn nuôi ý hướng “chiến đấu” trên mặt trận văn hóa dân tộc “không Cộng sản” nên về Huế (từng học trung học ở đây) ra tạp chí “Văn Nghệ Mới” được 2 số thì bị đóng cửa ngay! Vì văn nghệ miền Nam thời này không chỉ “không Cộng sản” mà phải là văn nghệ Cần lao – Nhân vị (chủ thuyết của nhà Ngô) chống Cộng.
Thôi đành rút về quê Đà Nẵng an phận đi dạy học làm kế sinh nhai. Nhưng song song đó vẫn giữ chí hướng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa dân tộc và giáo dục ở miền Nam, từng nhận chức hội trưởng Hội Khuyến học được chính quyền Sài Gòn chấp nhận.
Bên cạnh đó đều đặn viết truyện ngắn, bài khảo cứu đăng báo phần lớn cho bán nguyệt san Bách Khoa. Từ đó hình thành 2 tác phẩm lớn của mình chủ yếu về khảo cứu gồm “”Khi những lưu dân trở lại” in 1967, “Phong trào Duy tân” 1969 (ngoài mảng sáng tác gồm tiểu thuyết “Bão rừng” 1957 và 2 tập truyện ngắn “Dịch cát” 1966, “Hương máu” 1969).
Hoàn toàn sống tự lực cánh sinh bằng lương dạy học trường tư và nhuận bút báo trong khi bản thân phải gồng gánh nuôi vợ và 2 con đều mắc bệnh trầm kha. Cho nên cảnh sống rất nghèo túng, nhà cửa xập xệ trong ngỏ hẻm tít mù.
Sau 1975 tuy từng có quá trình tham gia cách mạng từ rất sớm thời đánh Pháp song lại có vẻ không mấy tha thiết với cộng sản mà ở lại miền Nam ít nhiều chấp nhận chế độ Sài Gòn nên không được chế độ mới ưu ái. Cũng do thành kiến đó mà đã bị rớt tên khỏi bộ “Từ điển Văn học” 2 tập khá đồ sộ do Nhà nước chỉ đạo soạn thảo xuất bản năm 1984.
Không được cho đi dạy tiếp mà cũng không được viết báo (nào có mấy báo để viết) khiến gia cảnh đã nghèo sẵn còn nghèo hơn, nhất là khi bệnh của vợ và 2 con chuyển qua dạng tâm thần phân liệt!
Nhưng bạn bè ở nước ngoài đề nghị gửi tiền giúp đỡ thì từ chối với cái khí khái của nhà nho “an bần lạc đạo”, ngoài mặt vẫn thích hài hước cười mình giễu đời như một cách vượt lên thế sự tầm thường, vượt lên nỗi đau đời riêng.
Đến thời Đổi mới cởi mở hơn sau 1986 mới có điều kiện viết báo trở lại kiếm sống đỡ đần gia đình được đôi chút. Phần lớn viết khảo cứu chú trọng phát triển mảng đề tài xứ Quảng quê ta mà mình rất rành (chủ đề đã khai thác trong 2 tập sách biên khảo cũng như trong 2 tập truyện ngắn trước 1975) vừa phù hợp với yêu cầu chính trị của địa phương khỏi bị “săm soi”!
Năm 2001 Đà Nẵng cho in “Tuyển tập Nguyễn Văn Xuân” hơn 1.000 trang biếu cho 20 cuốn đề nghị tự đem… đi bán bù tiền nhuận bút!
Năm 2003 cho ra mắt tiểu thuyết lịch sử “”Kỳ nữ họ Tống” mà mình tâm đắc ấp ủ bấy lâu, truyện kể về một nữ nhân vật lịch sử vào hàng “đàn bà dễ có mấy tay” một thời khuynh loát các Chúa Nguyễn. Tác phẩm sau đó được tặng giải thưởng của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật VN.
Đó là tác phẩm in đầu tiên của ông dưới chế độ mới cũng là tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp mình. Vì sau đó bắt đầu lâm bệnh, bệnh già lại thêm gánh nặng cơm áo đối với một người “80 tuổi mà vẫn là lao động chính trong gia đình”. Cả nhà từ đó càng lâm vào cảnh túng thiếu cơ hàn chỉ trông cậy vào học trò cũ giúp đỡ được chút nào hay chút đó.
Đã vậy, tai ương không chừa khiến còn bị tai nạn cuối đời phải ngồi xe lăn.
Đến khi mất lúc đó mới được tung hô là “nhà Quảng Nam học” Số1!
1042 & 1043 - Nhã Ca – Trần Dạ Từ
“NHỮNG TÊN BIỆT KÍCH CẦM BÚT”
Vợ nhà thơ, nhà văn Việt kiều Mỹ tên thật Trần Thị Thu Vân sinh 1939 tại Huế, sống ở Mỹ (2012) – Chồng nhà thơ tên thật Lê Hạ Vĩnh sinh 1940 tại Hải Dương, sống ở Mỹ (2012).
Vợ học sinh Đồng Khánh từ Huế vào Sài Gòn theo đuổi nghiệp văn, ban đầu làm thơ sau chuyển qua làm báo và viết tiểu thuyết tình yêu thời chiến tranh điển hình “Đêm nghe tiếng đại bác”. Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết “Giải khăn sô cho Huế” tố cáo cộng sản giết thường dân trong biến cố Mậu Thân 1968 ở Huế mà mình là chứng nhân sống sót.
Sau ngày giải phóng, đầu năm 1976 cùng chồng bị bắt vì có dính líu đến âm mưu đặt chất nổ chống chính quyền cộng sản trong “Vụ án hồ con rùa”. Là nhà văn nữ duy nhất nằm trong danh sách đen 10 “tên biệt kích cầm bút” chống chế độ mới (gồm chồng Trần Dạ Từ, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Hoàng Hải Thủy, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Phan Nhật Nam).
Tuy nhiên bản thân chỉ ở tù một năm rồi cho về nuôi con vì chồng phải lãnh án đến 12 năm tù.
Năm 1989 một năm sau khi chồng mãn hạn tù được đích thân Thủ tướng Thụy Điển và Hội Văn bút Quốc tế vận động can thiệp chính quyền cộng sản cho 2 vợ chồng qua Thụy Điển rồi chuyển qua Mỹ định cư năm 1992.
Trên đất Mỹ, trở lại hoạt động báo chí, 2 vợ chồng lập hệ thống Việt báo ở California. Viết “Hồi ký một người mất ngày tháng” và bộ truyện “Đường tự do” 4 tập dày 640 trang in 2006 kể lại 14 năm sống với cộng sản. Sinh 5 con toàn gái “ngũ long công chúa”.
Còn chồng chỉ làm thơ tình đượm chất triết lý, trước 1975 đã in “Tặng vật tỏ tình”, “Tỏ tình trong đêm”. Sau khi ra tù qua Mỹ làm trường ca” Hòn đá làm ra lửa” dài 4.000 câu ghi dấu ấn ở tù cộng sản được dịch ra tiếng Anh.
1044 - Nick Ut
PHÓNG VIÊN ẢNH QUỐC TẾ NỔI TIẾNG NHẤT
Phóng viên ảnh Việt kiều Mỹ tên thật Huỳnh Công Ut sinh 1948 tại Long An. Sống ở Mỹ (2012).
Trước 1975 mới 17 tuổi đã làm phóng viên ảnh cho Hãng Thông tấn Mỹ AP ở Sài Gòn chuyên chụp ảnh thời sự chiến tranh VN, bị 3 vết thương trúng đạn.
Nhưng cũng nhờ đó sớm nổi tiếng với bức ảnh “Em bé napalm” chụp năm 1972 tại Tây Ninh và đoạt giải báo chí quốc tế Pulitzer năm 1973.
Đến 30.4 di tản qua Mỹ tiếp tục làm cho AP nhưng bây giờ được phân công qua chụp ảnh đề tài thời thượng ăn khách là các ngôi sao điện ảnh Hollywood hoặc các sự kiện nổi cộm trong dư luận như các phiên tòa vụ án scandal, cháy rừng, các trận đấu thể thao…
Đã nhiều lần quay về VN tham gia các khóa giảng dạy, tập huấn chụp ảnh cho thế hệ tay máy trẻ.
Dự định sau khi về hưu mới soạn lại đầy đủ kho tư liệu rất nhiều ảnh chiến tranh VN mình đã chụp mà chưa có thì giờ kiểm kê hết. Và được tự do đi săn ảnh: “Tôi muốn giành một giải Pulitzer nữa từ nay đến cuối đời”.
1045 - Ông Lâm
SÁM HỐI TRONG TRUNG TÂM XÃ HỘI
Cán bộ về hưu không rõ họ sinh 1932 tại Huế. Sống ở TPHCM (2006).
Vào Sài Gòn tham gia kháng chiến chống Pháp rồi đi tập kết ra Bắc 1954. Lấy vợ Bắc sinh được 6 con.
Sau khi Sài Gòn giải phóng, là bộ đội được cử vào làm cán bộ cao cấp phụ trách tiếp quản. Sau đó chuyển về làm trong ban lãnh đạo một công ty hưởng lương cao, được phân phối nhà mặt tiền. Con cái lớn lên đều thành đạt làm cán bộ, sĩ quan, giảng viên đại học.
Con đường hoạn lộ thành đạt thăng tiến đó đồng thời cũng bày ra cạm bẫy chôn vùi cuộc đời mình khi bắt đầu suy thoái đạo đức lao vào thú vui dễ dãi rượu chè và gái đẹp. Hậu quả đưa tới nghiện rượu, ly dị vợ, bị con cái xa lánh từ bỏ. Cuối cùng túng quẫn tới mức phải bán căn nhà mặt tiền đi mua căn hộ chung cư sống đỡ, lấy tiền trả nợ.
Đó cũng là lúc về hưu, không tiền bạc gia sản lâm vào cảnh túng thiếu khiến năm 1996 lại phải bán nốt căn hộ chung cư chấp nhận con cái đưa mình vào ở trong một trung tâm xã hội tại TPHCM (con cái giận cha đã bỏ mẹ mình chết trong cô đơn, bệnh tật nên không chịu cho ở chung!). Lâu lâu con cái mới đi thăm chiếu lệ.
Bấy giờ mới thấy hối lỗi, ăn năn thì đã muộn. Đành chấp nhận cuối đời sống trong buồn tủi cô độc, không dám đòi hỏi gì, cả Tết đến cũng không dám về nhà ăn tết với con cái: “Để tụi nó lo làm ăn nuôi con, còn mình thì chết cũng ổn rồi”.
1046 - Paul Diệp
“ĐẠI SỨ” GỐM SỨ
Doanh nhân Việt kiều Mỹ sinh 1956 tại Đà Nẵng. Sống ở Mỹ (2005).
Vượt biên qua Mỹ bắt đầu kiếm sống bằng những nghề thấp kém nhất như chùi nhà cầu, lau sàn nhà để tiết kiệm từng đồng phấn đấu học xong trung học rồi lên đại học. Tốt nghiệp ra mở cửa hàng bán cây cảnh trang trí ở Seattle.
Năm 1994 về thăm quê hương mới phát hiện ra mặt hàng gốm sứ cũng có thể dùng làm trang trí nhà cửa, từ đó nảy sinh một niềm đam mê gốm sứ VN và muốn làm một cái gì đó để bảo tốn nó như một di sản văn hóa VN.
Bằng cách mở đường phát triển giao lưu gốm sứ vuợt biên giới Mỹ – VN qua việc vừa mua hàng đem qua Mỹ kinh doanh vừa giúp nhiều nghệ nhân VN qua Mỹ học hỏi thêm kỹ thuật trang trí, nghệ thuật tiếp thị rồi về nước cải tiến sản phẩm đẹp và phù hợp thị trường hơn.
Còn tham gia làm từ thiện, dự định mở trường học ở quê nhà Đà Nẵng…
1047 - Phạm Bá Diện
BIẾN KỶ VẬT CHIẾN TRANH THÀNH NHẠC CỤ DÂN TỘC
Bộ đội về hưu sinh 1920 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Huế (2009).
Bộ đội tập kết ra Bắc 1954, trong chiến tranh chống Mỹ tham gia chiến đấu trên mặt trận Quảng Bình.
Năm 1979 về hưu hàm thiếu tá bộ đội, trở lại sinh sống ở nơi chôn nhau cắt rốn, làng Phò Trạch thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Vốn sinh trưởng trong gia đình có học, có nghề cổ nhạc lại biết chữ Hán nên bây giờ rảnh rỗi mới quay về với niềm đam mê âm nhạc dân tộc từ thời thơ ấu. Thế là bắt đầu đi sưu tầm những làn điệu dân ca cổ – và cả nghệ thuật biểu diễn kèm theo - sắp thất truyền, ghi chép lại, chuyển dịch từ chữ Hán qua chữ quốc ngữ.
Sau đó vận động lập đội văn nghệ không chuyên, hướng dẫn tập luyện bài bản, phục dựng những bài ca điệu múa của tiền nhân để lại trên xứ thần kinh trung tâm văn hóa triều Nguyễn.
Đặc biệt thiếu các nhạc cụ cần thiết thì tận dụng một số kỷ vật chiến tranh mình còn lưu giữ – đa số là chiến lợi phẩm giành được từ các máy bay Mỹ bị bắn rơi – để chế biến thành các loại đàn, kèn trống. Như một chiếc trống được chế tác từ xác máy bay và áo giáp của phi công Mỹ.
Từ đó đưa đội văn nghệ tự biên tự diễn của mình đi trình diễn ca nhạc truyền thống qua các làng bạn. Được mọi người hết sức hoan nghênh, cổ vũ mời đi dự các liên hoan hoặc lễ hội trong tỉnh và trong khu vực, cả Festival Huế nữa.
Đến gần 90 tuổi vẫn còn hăng say theo đuổi nghiệp ca cổ gìn giữ vốn quý của dân tộc: “Để thất truyền uổng lắm. Cha mẹ cho tôi ăn học là để sử dụng kiến thức của mình một cách hữu ích. Phục vụ quê hương đất nước là làm việc này đây.”
1048 - Phạm Đức Giầu
BÁC SĨ CHẾT OAN
Bác sĩ sinh 1951 tại Thái Bình – Mất 2011 ở Thái Bình (60 tuổi).
Từng là bộ đội chiến đấu ở miền Nam.
Sau 1975 xuất ngũ, ở lại miền Nam thi đỗ vào học ĐH Y Dược TPHCM khoa răng hàm mặt.
Tốt nghiệp trở về quê nhà làm bác sĩ ở Bệnh viện Đa Khoa huyện Vũ Thư. Lấy vợ sinh được 2 con gái và còn nuôi mẹ già 80 tuổi.
Tuy chuyên ngành răng hàm mặt song do bệnh viện còn thiếu nhân sự nên bản thân kiêm đủ các khoa, thậm chí còn làm luôn cả công việc của điều dưỡng, hộ lý. Tính tiền hiền lành chân chất, sẵn sàng khám riêng cho bà con hoặc không lấy tiền hoặc… cho nợ (đợi khi nông dân thu hoạch vụ mùa mới có tiền trả). Chẳng những thế, sau giờ làm về nhà còn xắn tay xắn quần lội xuống ruộng cũng làm đất, nhổ cỏ, gieo mạ, cấy lúa như là nông dân chính gốc! Nên được phong là “bác sĩ của nông dân”.
Tháng 8. 2011 chỉ còn vài tháng về hưu thì trong một buổi tối trực bệnh viện giùm cho đồng nghiệp, sau khi không cứu sống nổi một bệnh nhân nam 20 tuổi bị sốc nặng đã bất thần bị em trai bệnh nhân nổi cuồng xông vào cầm dao đâm một nhát chí mạng khiến gần như chết bất đắc kỳ tử một giờ sau!
Di ảnh đặt trên đầu quan tài vẫn là ảnh một bộ đội gầy gò mang bộ quân phục sờn rách cũ kỹ!
1049 - Phạm Chí Thiện
BẢO TÀNG KỶ VẬT CHIẾN TRANH TƯ NHÂN
Nông dân sinh tại Hải Dương. Sống ở Hải Dương (2007).
Cựu chiến binh trở về quê nhà sau chiến tranh làm lụng kiếm sống như bao nhiêu đồng đội khác.
Nhưng ký ức về những năm tháng chiến tranh vẫn không phai nhòa nên lập tâm đi tìm kiếm, sưu tầm các vật lưu niệm thời chiến tranh đem về nhà lập nên một kiểu bảo tàng nho nhỏ cho riêng mình.
Một mình cặm cụi làm chuyện đó suốt hơn 30 năm, đi khắp các tỉnh từ Bắc vào miền Trung, miền Nam tìm kiếm, thu thập kể cả xin lại người khác vô số kỷ vật chiến tranh đó khiến có người lầm tưởng mình làm nghề buôn… đồng nát!
Từ đó có cả một gia tài lưu dấu chiến tranh một thời với đủ loại kỷ vật từ chiếc thắt lưng quân phục lính Mỹ, viên đạn, vỏ đạn, hộp đạn, máy phát điện nhỏ, hộp đồ nghề sửa súng pháo, áo trấn thủ, đài Trung Quốc, vải dù, mền dù, bi đông nước, chiếc lượt chải tóc ủa nữ bộ đội làm bằng mảnh bom Mỹ đến chiếc la bàn của anh hùng Nguyễn Viết Xuân, chiếc bút máy Pilot của tướng tình báo quá cố Vũ Ngọc Nhạ…
Mỗi vật như vậy đều được lập “tiểu sử” ghi kèm chi tiết của ai, sử dụng lúc nào, trên chiến trường nào. Đến nay đã được hơn 800 món qua đó vẽ lên một phần chân dung một cuộc chiến không nên nhớ đến nữa song cũng không được phép lãng quên!
1050 - Phạm Đức Tuyên
TỰ VIẾT ĐIẾU VĂN CHO MÌNH
Cựu chiến binh về hưu sinh tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2008).
Từng trải qua cả 2 cuộc chiến chống Pháp chống Mỹ, về hưu hàm thiếu tá sống ở TP Vinh quê nhà vẫn chưa chịu an phận nghỉ ngơi mà lại lao vào trận chiến chống cán bộ tiêu cực ở địa phương.
Với sự hỗ trợ của một đồng đội cũng về hưu, bắt đầu thu thập hồ sư, tài liệu tố cáo một số quan chức chiếm đất công trái phép – gần 20.000m2 - từ năm 1995 – 2001. Nhưng vụ án bị “ém” suốt 5 năm không giải quyết nên quay qua nhờ báo chí tiếp tay, từ đó năm 2001 vụ việc mới bị thanh tra xử án.
Tiếp đến là một vụ “ăn đất” khác của cán bộ có chức có quyền hơn 12.000m2 sau nhiều năm gian nan đấu tranh đến năm 2008 mới được tỉnh xử lý đưa các kẻ sâu dân mọt nước ra tòa.
Trong hành trình chống tham nhũng đó, không ít lần bị theo dõi gây sự khiến phải cất giấu tài liệu (hơn 10kg giấy tờ) trong tủ bí mật đi đâu cũng mang theo chìa khóa tủ cứ như thời hoạt động chống Pháp! Còn bị cả đồng chí mình trù giập suýt bị khai trừ Đảng.
Thậm chí bị đe dọa tính mạng khiến có lần nửa đêm thức dậy nổi máu “ông đồ Nghệ” tự chấp bút viết điếu văn cho mình chấp nhận hy sinh không hối tiếc!
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét